Contents
Quản lí cửa hàng quần áo bạn đã biết. Bạn đang là chủ cửa hàng quần áo muốn có thời gian dành làm việc khác và phát triển công việc kinh doanh nhưng đang loay hoay chưa biết làm sao để quản lí cửa hàng quần áo của mình khi mình giao cho nhân viên và không trực tiếp quản lí hoặc ở cửa hàng cùng nhân viên thường xuyên.
Qua bài chia sẻ này Loan có những kinh nghiệm về quản lí cửa hàng thực tế trước đây để các bạn đang cần sẽ bớt khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp quản lí hàng hóa cho cửa hàng của mình nhé.
Trong quản lí cửa hàng có các vấn đề nổi cộm cần phải quản lí: về nhân viên, tài chính, hàng hóa, khách hàng đó là 4 nhân tố chính cần phải quản lí khi chủ cửa hàng giao cửa hàng cho nhân viên.
1. Quản lí nhân viên
– Đối với nhân viên mới
Bạn nên soạn ra một quy ước thỏa thuận đảm bảo khi nhân viên nhận công việc bán hàng và quản lí cửa hàng quần áo phải đảm bảo về số lượng sản phẩm hàng hóa có trong cửa hàng, số tiền bán hàng không bị mất, trong trường hợp để mất sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nhưng nếu đến cuối tháng kiểm kê định kì hàng hóa nếu không để bị mất thất thoát cả hàng và tiền sẽ có cơ chế thưởng cho nhân viên hợp lí.
– Lắp camera để quản lí cửa hàng cũng là một cách mà hiện tại các cửa hàng quần áo hay các ngành nghề khác áp dụng. Nhưng thường thì chúng ta cũng không thể soi camera cả ngày được như vậy thì mình chủ động ở cửa hàng bán hàng luôn.
– Vậy cách hiệu quả hơn là áp KPI, cơ chế lương thưởng hợp lí cho nhân viên quản lí cửa hàng hay nhân viên bán hàng tại cửa hàng quần áo của mình để tạo động lực thúc đẩy họ trong việc bán hàng, quản lí hàng, quản lí tiền bán hàng tại cửa hàng của mình làm việc
Ví dụ: Xây dựng một kênh KPI cho nhân viên bán hàng tại cửa hàng quần áo như sau:
Mỗi kênh KPI không hoàn thành sẽ bị trừ 100.000 đến 200.000 tùy theo mức độ.
KPI cho nhân viên bán hàng
STT | Danh mục | KPI | Ghi chú |
1 | Trang phục: không mặc quần đùi, áo hai dây đi làm, không được mặc trang phục hớ hênh thể hiện không tôn trọng khách hàng (hoặc mặc đồng phục cửa hàng theo quy định) | 20 | |
2 | Khách hàng đến niềm nở tươi cười chào đón, không nói tục chửi bậy với khách hàng trong mọi trường hợp. | 20 | |
3 | Bảo quản hàng hóa không để bị bẩm, rách, không để bị mất hàng | 20 | |
4 | Nộp tiền hàng ngày đúng theo quy định | 20 | |
5 | Bán đúng chương trình khuyến mại khi, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, thật thà | 20 |
Tương tự xây dựng bảng lương và cơ chế lương cho nhân viên bán hàng chúng ta xây dựng cơ chế lương cơ bản và thưởng doanh số, thưởng quý, thưởng năm….để tạo động lực cho nhân viên bán hàng và quản lí cửa hàng thật tốt.
2. Quản lí sản phẩm
– Để quản lí sản phẩm trong cửa hàng chúng ta nên đánh số kệ và tổng hợp số hàng trên đó. Khi xuất hàng trên kệ nào thì chúng ta sẽ trừ số lượng xuất đi.
– Đối với cửa hàng lớn thì nên chia khu vực cho từng nhân viên để quản lí những kệ hàng nhất định trong cửa hàng đó.
Khi cuối tháng kiểm kê thì chúng ta chỉ cần kiểm kê số lượng hàng tồn tổng thực tế không cần phải kiểm tổng chi tiết.
– Kiểm soát giá bán bằng tem, mã vạch, dùng phần mềm quản lí bán hàng thời trang như phần mềm kiotViet…..
In tem mã vạch có thông tin và sản phẩm trên tem, nhân viên bán hàng sẽ không thể nâng giá so với trên mạc. Vì không phải lúc nào chủ cửa hàng cũng giám sát được nhân viên qua camera, hoặc nhìn rõ được nhân viên đếm tiền cho khách và trả lại, nên với cửa hàng nào chủ shop cho phép nhân viên mặc cả, thì có thể sử dụng biện pháp nhờ bạn bè, người thân đến mua hàng để đối chiếu.
Với những sản phẩm trong thời gian khuyến mại, nếu không có phần mềm quản lý bán hàng chủ shop phải quy định rõ với nhân viên hoặc trưng bày ở 1 khu riêng biệt, ghi biển giá sale rõ ràng để nhân viên không bị nhầm lẫn và tư vấn sai cho khách.
3. Quản lí khách hàng
Với những khách hàng tiềm năng, mua hàng thường xuyên, cửa hàng nên có những ưu đãi, giảm giá, tặng kèm… để làm sao kích thích nhu cầu mua sắm thêm của họ.
Đối với những khách hàng chưa tiềm năng, hãy tìm hiểu nhu cầu của họ và tư vấn để khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm bên mình.
4. Quản lí tài chính của cửa hàng
– Lập quy định thanh toán dán tại quầy thu ngân phòng thử đồ để đảm bảo đúng chương trình bán của cửa hàng.
Ví dụ: Nếu hân viên bán hàng không xuất hóa đơn thanh toán cho quý khách thì có thể bạn chưa nhận đúng chương trình khuyến mại của cửa hàng. Nếu bạn mua hàng mà chưa có hóa đơn hãy gọi theo số:………
– Sau mỗi một ngày bán hàng thì cửa hàng đã có doanh thu của ngày đó nhân viên có thể dễ dàng chuyển tiền bán hàng của ngày đó cho chủ cửa hàng một cách dễ dàng với thời đại số như hiện nay. Và yêu cầu nhân viên bán hàng theo dõi doanh thu bán hàng của cửa hàng và nộp cho chủ cửa hàng hàng ngày.
Như vậy chủ cửa hàng sẽ nhìn được bức tranh toàn cảnh về cửa hàng mình giữa việc nhập hàng – bán hàng để từ dó có các chiến lược khác cho cửa hàng.
Trên đây là 4 chìa khóa giúp chủ cửa hàng có thể quản lí cửa hàng của mình mà không cần phải có mặt ở tại cửa hàng trong suốt 24h. Nếu các bạn còn những kinh nghiệm quản lí cửa hàng nào nữa hay chia sẻ cùng với tôi.
——————–
- Kết nối với tôi.
- Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0975888816/ CSKH 0968676489.
- Facebook: https://www.facebook.com/vanloan.nguyen.58
- Web công ty : https://palvin.vn/
- Web công ty: https://paltex.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nguyen-Van-L…
- Web: http://nguyenvanloan.com/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCh5KuxSgAKQiMb1TRlkPKwQ
#reels #shorts #nguyenvanloan #aothun #xuongaothun #xuongpolo