Quy trình vận hành thiết kế thời trang, bạn đã biết chưa? Ngành thời trang là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Ước tính trị giá 1,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, tạo công ăn việc làm cho 161 triệu người toàn cầu, đây cũng là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất nhì thế giới.
Việc gây ô nhiễm đến từ quá trình thu thập nguyên liệu dệt vải, nhuộm vải, hao tốn năng lượng để sản xuất, cho đến vận chuyển các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.
Trong bài viết này, hãy cùng Paltex khám phá phần chìm của tảng băng – quy trình sản xuất thời trang: từ ý tưởng cho đến quầy trưng bày ngoài cửa hàng nhé!
1. Nghiên cứu
Ở bước này, xu hướng công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng được nghiên cứu kỹ lưỡng, kết hợp cùng cảm hứng nghệ thuật của Giám đốc sáng tạo để đưa ra chủ đề cho bộ sưu tập mới của thương hiệu. Chủ đề này được thể hiện thông qua moodboard – bảng tổng hợp những hình ảnh, chất liệu, màu sắc nhằm gợi ra một chủ đề xác định.
Từ moodboard, nhà thiết kế sẽ vẽ hàng loạt mẫu, số lượng có thể lên đến hàng nghìn. Từ đó lựa chọn ra những mẫu có thể đưa vào bộ sưu tập cuối cùng dựa trên tiêu chí về tính tương đồng với DNA thương hiệu, tương hợp với chủ đề và khả năng phối hợp giữa các mẫu.
2. Sản xuất
Sau khi đã thống nhất được bộ sưu tập, bộ phận sản xuất bắt đầu lên rập giấy để làm sản phẩm mẫu. Từ đó ấn định số đo, kỹ thuật và thiết kế cuối cùng nhằm tiến đến bước sản xuất hàng loạt. Trước khi được đưa ra thị trường, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm soát chất lượng với nhiều yếu tố như độ bền, phom dáng, cảm nhận bề mặt vải…
2.1 Thiết kế rập trong may mặc
Thiết kế rập là bước phải thực hiện đầu tiên để tạo ra bản gốc của trang phục đó. Dựa vào rập hình ảnh, xưởng sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm với nhiều số size khác nhau để phục vụ cho mọi khách hàng.
Có 2 loại thiết kế rập:
– Rập tay
Là phương pháp truyền thống, người thợ sẽ sử dụng thước, kéo, bút, giấy cứng và công thức chuẩn để phác họa ra bản mẫu gốc dựa vào form châu Âu, châu Á, hay Việt Nam.
– Rập máy
Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ngành may như: Gerber, Optitex, … với ưu điểm là tiết kiệm công sức và thời gian, cho phép người dùng tùy chỉnh size và chạy sơ đồ.
2.2 May thành sản phẩm hoàn thiện
Bộ phận may sau khi những cách bán sản phẩm sẽ nhanh chóng ráp thành bộ trang phục hoàn chỉnh và tiến hành may. Vì có rất nhiều kiểu sản phẩm thời trang và chất liệu vải sử dụng nên sẽ có nhiều kiểu may đa dạng:
– May vắt sổ
Kiểu may giống như móc xích, giống với cách may thông thường mà chúng ta thường làm.
– Đường may móc xích kép
Tương tự như ở trên, kiểu may này được hình thành do một mũi kim kết hợp 1 mũi móc tạo thành đường móc xích bên dưới nguyên liệu. Cứ tiếp tục các mũi may tiếp theo tạo thành đường may hoàn chỉnh. Ưu điểm nổi bật của may móc xích kép là giúp sản phẩm có độ đàn hồi tốt hơn.
– Đường may móc xích đơn
Người thợ chỉ cần dùng mũi may 1 chỉ của kim để tạo ra đường vòng xích khóa chặt nhau phía bên dưới sản phẩm. Ưu điểm của nó là thời gian thực hiện nhanh, nhưng nhược điểm lớn là không bền, dễ tuột thường chỉ dùng để may đường chìm hoặc đính khuy áo, quần mà thôi.
3. Marketing / PR
Sau khi bộ sưu tập được duyệt và chuẩn bị ra mắt thị trường, phòng marketing sẽ lên kế hoạch chuyển cảm hứng chủ đề của bộ sưu tập lên những ấn phẩm: bài viết, lookbook, video để truyền tải thông điệp đến công chúng một cách thuyết phục và lôi cuốn nhất.
4. Vận hành
Truyền đạt thông điệp về cảm hứng, kiến thức về sản phẩm của bộ sưu tập mới cho nhân viên tại cửa hàng để việc tư vấn mua hàng được chuyên nghiệp và hiệu quả.